Quy trình sơn bột tĩnh điện
Đối với mọi hệ thống, lò xưởng sơn tĩnh điện từ thủ công dân dụng đến bán tự động và tự động thì đều phải trải qua 4 quy trình sau:
Đây là quá trình rất quan trọng bởi nếu xảy ra sai sót sẽ ảnh hướng rất nhiều đến độ bám dính và chất lượng lớp sơn
Để thực hiện quá trình này thì có thể sử dụng nhiều phương pháp khác nhau. Việc lựa chọn phương pháp phụ thuộc vào kích thước, tính chất vật liệu, loại tạp chất cần loại bỏ, yêu cầu bề mặt cần xử lý.
Tuy nhiên với các hệ thống sơn tĩnh điện bán tự động và tự động thì phương pháp Xử lý bề mặt bằng hóa chất thường được sử dụng.
Mục đích của việc xử lý bề mặt là giúp bề mặt sản phẩm đạt được các tiêu chí sau:
– Sạch dầu mỡ (phát sinh trong quá trình gia công cơ khí và chế tạo phôi)
– Sạch rỉ sét, bụi bẩn, tạp chất… (thường phát sinh trong quá trình bảo quản, vận chuyển…)
– Sạch lớp sơn cũ để sơn lại
– Chống rỉ sét trở lại trong khi chờ sơn
– Tạo lớp bám dính tốt cho màng sơn, tăng hiệu quả bền uốn, va đập
Sản phẩm sau khi xử lý bề mặt còn ướt nên cần được làm khô để đảm bảo chất lượng lớp sơn. Để làm khô sản phẩm chúng ta có thể:
– Dùng quạt để thổi khô
– Đưa vào lò để sấy khô
Sau khi xử lý bề mặt và sấy khô, sản phẩm sẽ được đưa vào buồng phun sơn để sơn. Đây là công đoạn quan trọng nhất trong quá trình sơn tĩnh điện
Sản phẩm thô được treo lên băng chuyền đi vào buồng sơn được phủ sơn bằng robot hay súng phun sơn tự động. Súng phun sơn tĩnh điện sẽ tích điện dương (+) cho bột sơn sau đó sẽ phun lên bề mặt sản phẩm đã được tích điện âm (-). Do điện tích trái dấu nên sơn sẽ bám rất chắc trên sản phẩm.
Tại đây, thợ sơn sẽ kiểm tra lại sản phẩm và phun sơn vào những ngóc ngách mà súng không phun tới được (nếu có)
Mục tiêu của quá trình này là:
Sau khi phun bột sơn xong, sản phẩm được đem đi sấy tại lò sấy sơn.
Bột sơn sẽ nóng chảy ở khoảng 150 độ C và được giữ ở 200 độ C trong tối thiểu 10 – 15 phút. Nhiệt độ và thời gian chính xác khi sấy phụ thuộc vào độ của vật liệu, yêu cầu của nhà sản xuất bột sơn
Mục tiêu của bước này là